Bài đăng

Giúp em gái né cám dỗ

Đa phần giới trẻ đều cho rằng đã có tình yêu là phải đi liền với tình dục. Nhiều bạn gái chưa yêu hoặc không muốn yêu dâng hiến còn bị chê là “quê mùa”. Vì vậy các bạn gái “quê” ấy không biết nên né chuyện tình dục thế nào. Cách tốt nhất bạn nên lắng nghe linh cảm của mình. Nếu cảm thấy không yên tâm khi gần một người nào thì nên tránh đi chơi riêng với họ. Không ăn mặc quá khêu gợi, dù không phải luôn xảy ra sự khơi gợi thèm muốn, nhưng ăn mặc kín đáo vẫn an toàn hơn. Không uống bia, ruợu trong những cuộc hẹn hò vui chơi. Nếu đã đi chơi, khi cảm thấy không an toàn, cố gắng chuyển hướng cuộc đi chơi, cuộc hẹn hoặc tìm lý do gia đình, học hành nào đó để thoái lui. Bạn trẻ phải biết bảo vệ mình ngay từ xa, tránh đưa mình vào những tình huống khó từ chối, lý trí không vượt qua được cảm xúc. Trong các cuộc hẹn hò vui chơi ở nơi xa vắng, nguy cơ không kiểm soát được bản thân rất dễ xảy ra. Các bạn nữ có thể bị thúc ép và khó có thể cưỡng lại khi bạn trai đã có ý “muốn”. Vì thế, đừng bao giờ

`Bố mẹ ơi, con muốn nói…`

Hình ảnh
Trẻ em vốn là những đối tượng còn non nớt và dễ tổn thương, luôn cần được quan tâm coi sóc về mọi mặt, đặc biệt là về sức khỏe. Vậy mà theo một nghiên cứu gần đây của Viện Tâm Lý Học Hoa Kỳ, trẻ em mắc phải những vấn đề về sức khỏe tinh thần và tâm lý thường không được điều trị triệt để như người lớn. Cụ thể, thống kê cho thấy cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ được chẩn đoán có vấn đề về tâm lý hoặc tinh thần, nhưng chỉ 1/3 số trẻ được chẩn đoán nhận được điều trị thực sự. Vì sao lại có tình trạng này? Vì nhiều người lớn vẫn quan niệm, con nít thì chỉ chơi đùa, biết gì đâu mà bị vấn đề tâm lý này nọ.   Vì đâu nên nỗi?   “Hầu hết các bậc cha mẹ không muốn tin rằng con mình có vấn đề về tâm lý.” - William M. Klykylo phát biểu. Ông là tiến sĩ y học, giáo sư của Trường Đại Học Y Khoa Wright State ở Dayton, Ohio. “Nhưng một ngày nọ, nếu bạn cảm thấy con bạn có điều gì không ổn, hoặc nếu những người khác - như thầy cô hoặc người giúp việc - nói bạn rằng con bạn có những biểu hiện bất thường, bạn không n

Những món nên cho trẻ ăn trong bữa sáng

Hình ảnh
1. Sữa tươi hoặc sữa công thức : Cần luôn được duy trì vì sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi bữa sáng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ chỉ uống một ly sữa buổi sáng sẽ vẫn không đủ năng lượng cho cả ngày học tập ở trường của trẻ, cần cho trẻ ăn thêm các món ăn khác kèm theo để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đặc biệt, nếu trẻ chưa đủ 1 tuổi, sữa vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho trẻ. Trẻ ở giai đoạn ăn dặm, ngoài bữa ăn dặm buổi sáng, người mẹ vẫn cần cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay sau đó để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi của trẻ. 2. Yến mạch : Yến mạch không chỉ giúp trẻ thông minh mà còn rất tốt trong việc giảm cholestorel trong máu, tăng cường hệ miễn dịch. Chỉ mất khoảng 15 phút để nấu yến mạch cán mỏng mỗi sáng là mẹ đã có một bát cháo yến mạch hoặc yến mạch trộn sữa công thức (sữa tươi) ngon lành cho bữa ăn sáng của trẻ. Người mẹ khi chế biến yến mạch cho trẻ cần chú ý không

`Làm hại` con vì… đồ chơi

Hình ảnh
Cho trẻ chơi bất kỳ thứ gì, mua cho trẻ con cả thùng đồ chơi, mua bất kỳ món đồ chơi nào trẻ đòi, mua vì thấy “bắt mắt”... là tâm lý chung của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Và khi trẻ tự “mày mò” trong mớ hỗn độn đồ chơi ấy, những tai nạn đáng sợ đã xảy ra... Hóc... đồ chơi - tai nạn đáng sợ Liên tiếp trong thời gian qua, những ca hóc dị vật, tai nạn thương tích vì đồ chơi phải nhập viện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc làm cha mẹ. Mới đây nhất, vào đầu tháng 4, BV. Nhi Đồng 2 TP.HCM đã tiếp nhận bé Nguyễn Duy K., 3 tuổi, nhà ở Biên Hòa, Đồng Nai, nhập viện vì ho, khò khè kéo dài cả tháng mà điều trị không khỏi. Khai thác bệnh sử từ mẹ bé thì được biết, 1 tháng trước đó, trong lúc đang chơi với cây kèn nhựa, bé đột ngột bị ho sặc sụa, nước mắt nước mũi giàn dụa, cây kèn bé chơi đã bị mất một mẩu nhỏ ở đầu kèn. Dựa vào thông tin này, các bác sĩ đã nghi ngờ bé K. bị dị vật lọt đường thở dù phim X-quang chụp hình phổi không thấy gì đặc biệt. Tuy nhiên, khi khám phổi cho bé, các b

5 dấu hiệu cảnh báo sớm trẻ mắc tự kỷ

Hình ảnh
Theo Medicalxpress, một thống kê gần đây của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát bệnh dịch Mỹ cho thấy tỷ lệ trẻ bị tự kỷ đang ngày càng tăng, cứ 88 bé thì có một em bị tự kỷ. Tại Việt Nam, thống kê của ngành giáo dục Hà Nội, tự kỷ là khuyết tật có tỷ lệ cao nhất ở trường học, chiếm 30% học sinh mắc các khuyết tật học đường. Con số này được cho là chưa phản ánh hết thực trạng vì còn rất nhiều trẻ tự kỷ không thể đến trường. Thông tin liên quan đến hội chứng này ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng còn nhiều hạn chế, vì vậy có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cho trẻ. Connie Kasari, giảng viên Tâm lý Phát triển con người và Tâm lý tại UCLA, đưa ra 5 dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị tự kỷ, giúp cha mẹ sớm nhận biết và điều trị kịp thời cho con: Trẻ không phản ứng khi được gọi tên Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên, trong khi bé dưới một tuổi phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi. Trẻ tự kỷ phản ứng với âm thanh, song có

Trẻ hiếu động

Hình ảnh
Những người làm cha, làm mẹ đều không thể vui được khi thấy con chậm chạp, kém linh hoạt so với bạn bè. Nhưng khi con quá hiếu động thì cũng chưa hẳn đã nên vui. Bởi, dấu hiệu kém tập trung - hiếu động chính là một loại bệnh mà nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ tiến triển ngày càng trầm trọng. Biểu hiện để nhận biết Tăng động giảm chú ý (TĐGCY) là bệnh lấy đi khả năng tập trung và chú ý của trẻ. Trẻ bị tăng động luôn bồn chồn và dễ xao lãng. Kết quả là sẽ rất khó để yêu cầu trẻ lắng nghe cô giáo giảng hay hoàn thành tốt một việc việc nhà. Biểu hiện chính của TĐGCY là không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Trẻ gặp các rắc rối khi lắng nghe ai đó nói, hướng dẫn; hoàn thành nhiệm vụ hay một sinh hoạt cá nhân nào đó. Trẻ cũng thường hay mơ mộng và thường mắc lỗi. Trẻ mắc bệnh có xu hướng tránh các hoạt động đòi hỏi sự tập trung hay có thể gây ra sự buồn chán.  Trẻ quá hiếu động dễ xảy ra tai nạn Một đặc điểm khác không thể thiếu đối với chứng TĐGCY là trẻ không thể ngồi yên

Bé “hảo” bánh kẹo có nên chiều?

Hình ảnh
Nếu bạn hỏi trẻ con thích gì nhất thì câu trả lời đầu tiên sẽ là kẹo bánh. Vì vậy mà khi các bà mẹ đi chợ về lúc nào cũng nhớ có chút quà bánh cho con, ai đi xa về cũng có “chút bánh kẹo làm quà”, trẻ con cũng rất thích Tết vì nhà nào cũng có bánh mứt lại được cho ăn uống thỏa thích… Bên cạnh thị trường đồ chơi trẻ con, kẹo bánh đã và đang là một thị trường phát triển mạnh nhất với nhiều chủng loại phong phú và mẫu mã đa dạng, màu sắc hấp dẫn. Bánh kẹo có bổ không? Bạn hãy thử nhìn vào thành phần dinh dưỡng và năng lượng của cái bánh được in trên nhãn hiệu bao bì. Bánh làm bằng chất bột rồi lại bổ sung đường ngọt, bơ hoặc dầu béo, kẹp nhân kem hay chocolate, đính thêm một miếng mứt hay trái cây khô phía trên…, toàn là những chất sinh năng lượng. Chất bột đường trong bánh kẹo được tiêu hóa hấp thu rất nhanh, chưa kể đến việc khi thích, bé có thể “nạp” một lúc cả chục cái bánh. Kẹo thì tuy rất ngọt nhưng lại cung cấp năng lượng rỗng do không kèm vitamin nên không có giá trị dinh dưỡng ca